Tết vui và trọn vẹn trong ký ức của tôi

Gia đình tôi qua Mỹ định cư từ lúc tôi còn rất nhỏ. Suốt tuổi thơ, tôi luôn háo hức và mong chờ được ăn Tết ở quê nhà. Tuy nhiên, do bố mẹ không thể sắp xếp được công việc, nên số lần tôi được về Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón Tay.
Mỹ không đón Tết như ở Việt Nam, nhưng người Việt sinh sống tại xứ sở cờ hoa vẫn trang hoàng nhà cửa, mua sắm mọi vật dụng và chúc tụng nhau trong những ngày Tết. Mẹ tôi bảo, dù ở nơi đâu, vẫn phải nhớ quê hương, nguồn cội.
Tết nào cũng vậy, buổi ngày đi làm, buổi tối mùng một Tết, gia đình tôi sẽ dành thời gian bên nhau, bữa cơm luôn có thịt đông, củ kiệu, bánh chưng và những món ăn quen thuộc vị Tết. Dù không khí Tết phủ khắp nhà, bố mẹ và tôi vẫn thấy buồn, mẹ sẽ gọi điện về hỏi thăm bà và lúc nào cũng chứa chan nước mắt.
Suốt nhiều năm qua, khi nghĩ về Tết, tôi sẽ nhớ mãi ký ức đặc biệt của Tết Đinh Tuất năm 2006. Khi ấy, gia đình tôi có dịp về quê ăn Tết. Năm đó, tôi 17 tuổi. Lần đầu tiên đón xuân trên mảnh đất quê hương, tôi háo hức và lạ lẫm với mọi thứ.
Ngày 23 Tết năm ấy, tôi cùng bà ngoại đi mua cá chép, chiều cúng ông Táo xong đem ra ao trước nhà thả. Lần đầu tiên tôi được gói bánh chưng, tự tay trông nồi bánh chưng – điều trước giờ tôi chỉ được nghe mẹ kể.
Bà ngoại dẫn tôi đến các vườn hoa trong thôn để chọn những bông đẹp nhất đem về thắp hương và chưng Tết. Không khí khắp nơi rộn ràng, người người tất bật đi mua sắm.
Tôi sẽ không quên được Tết Đinh Tuất năm 2006.
Tôi sẽ không quên được Tết Đinh Tuất năm 2006.
Bà ngoại tôi rất hiền, thấy gia đình tôi về, bà cười suốt, niềm hạnh phúc hiện rõ trên nét mắt. Các dì nói, mọi năm bà cứ lẳng lặng, lúc nào cũng lo lắng: “Không biết gia đình con Thắm (tên mẹ tôi) có ăn Tết tử tế hay không? Có buồn vì nhớ nhà hay không?”. Nhiều năm qua đi, bà vẫn băn khoăn câu hỏi ấy.
Đêm giao thừa, sau khi cúng gia tiên, bà dẫn tôi đi chùa, hai bà cháu cùng cầu nguyện bình an, no đủ. Bà bảo: “Tết năm nay với bà trọn vẹn vì có gia đình cháu về với bà”. Bàn tay bà gầy guộc, nắm chặt tay tôi vì sợ cháu lạc trong “biển người” đi chùa đầu năm.
Sáng mùng một Tết, gia đình tôi ra mộ thắp hương cho ông. Bà vui lắm, kể với ông rằng gia đình tôi về ăn Tết. Nhìn cảnh ấy, tôi thương bà nhiều hơn. Chiều đến, bà dẫn tôi ra đình làng xem đánh đáo, chơi cờ người và đua thuyền. Những trò chơi dân gian chỉ biết đến qua sách báo khiến tôi ngỡ ngàng và lạ lẫm.
Tết vui và trọn vẹn trong ký ức của tôi - 1
Suốt ba ngày Tết, họ hàng tôi quây quần bên nhau, người lớn chơi đánh cờ, con nít chơi nhảy dây, người già hàn huyên đủ chuyện. Bà cũng dẫn tôi đi khắp thôn, cho tôi biết cảnh quê để sau này không còn lạ lẫm. 17 tuổi, tôi mới hiểu thế nào là hương vị Tết quê hương, niềm vui của bà khi đứa cháu ngoại thân yêu về nhà.
Năm ấy, gia đình tôi không thể bay về Mỹ như dự kiến vì bố mẹ vui quá nên nhìn lộn lịch, phải đặt vé bổ sung ngày khác. Thế nhưng, chẳng ai thấy buồn hay trách nhau. Với tôi, năm ấy là Tết trọn vẹn nhất trong cuộc đời.
Ở tuổi gần 30, tôi không còn cơ hội đón Tết cùng bà. Bà mất 5 năm sau đó vì già yếu. Các dì nói, lúc mất bà tôi rất thanh thản. Gần 8 năm nay, cứ hai năm một lần, tôi cố gắng sắp xếp công việc để về vui Tết, có năm về 10 ngày, có năm được nửa tháng. Chồng tôi là người Mỹ, hai lần theo tôi về Việt Nam đón xuân, anh rất thích không khí Tết quê vợ, thường khen gần gũi mà ấm áp.
Khánh Linh

Reuters: “bom xịt” EVNGENCO 3 không cản được bước tiến cổ phần hóa

Comments

Popular posts from this blog

Trời lạnh thế này có ôtô đi thật sướng

Đại gia sữa đậu nành giảm lãi đột biến

BAC A BANK nhận 2 giải thưởng quốc tế của IFM | Tài chính